Trà Vinh: Xử lý chủ tài khoản Facebook nói ‘lì xì’ cho CSGT
Ngày 29.12.2024, ở trận bán kết lượt về AFF Cup 2024 giữa đội tuyển Việt Nam và Singapore, Tấn Tài dính chấn thương đứt dây chằng đầu gối phải. Đến ngày 14.1.2025, anh được phẫu thuật tại Bệnh viện Vạn Hạnh (TP.HCM). Sau đó, hậu vệ phải sinh năm 1997 nằm lại bệnh viện 3 ngày để theo dõi rồi về nhà người thân ở TP.HCM để tập phục hồi. Đến ngày 24.1, anh trở về quê nhà Hoài Ân (Bình Định) để tận hưởng kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ cùng gia đình. Trong buổi chia sẻ cùng Báo Thanh Niên vào chiều 28.1 (29 Tết), Tấn Tài chia sẻ: "Thời tiết ở quê lạnh hơn TP.HCM, nên khiến chân tôi khá buốt. Mấy ngày qua tôi không được ngủ sâu giấc do chân còn hơi đau, chưa thật sự thoải mái". Anh nói thêm: "Tuy nhiên, giờ mọi chuyện cũng đã ổn hơn rất nhiều rồi. Sau khi phẫu thuật, chân tôi gần như mất cơ hoàn toàn và không thể co duỗi. Nhưng hiện tại, cơ cũng dần hồi phục. Tôi thường xuyên tập các bài co duỗi để chân không bị cứng. Mỗi ngày, tôi tập đến khi chân mỏi rồi sẽ chườm đá, hồi phục, nghỉ ngơi rồi sẽ tập tiếp. Có như vậy, chân mới khỏe để bước vào giai đoạn hồi phục quan trọng hơn, diễn ra sau Tết Nguyên đán". Ngày mùng 6 Tết, Tấn Tài sẽ di chuyển vào TP.HCM để tập hồi phục tại Trung tâm RTD Rehab của bác sĩ đội tuyển Việt Nam Trần Huy Thọ. Nàng WAG Phạm Thị Hiếu và cậu con trai Tiger cũng sát cánh cùng hậu vệ sinh năm 1997 trong hành trình gian nan này. Đây sẽ là động lực cũng như điểm tựa để Tấn Tài trở lại mạnh mẽ hơn. Tấn Tài chia sẻ: "Thời gian tới, tôi sẽ tập trung toàn lực vào quá trình hồi phục. Sau khi thật sự ổn, tôi mới trở về tập trung cùng CLB Bình Dương. Tôi cũng đã xin phép HLV trưởng Nguyễn Công Mạnh và được đồng ý. Phía trước sẽ là một chặng đường gian nan nhưng tôi tự tin mình sẽ trở lại thật mạnh mẽ để có thể sớm cống hiến cho CLB Bình Dương cũng như đội tuyển Việt Nam". Bác sĩ Trần Huy Thọ cũng nói thêm về tình hình của Tấn Tài: "Qua theo dõi, chấn thương của Tài giờ đã ổn định rồi. Đã cắt chỉ xong, gập duỗi tốt và đi lại cũng ổn định. Tôi nghĩ Tài sẽ trở lại tập cùng đội trong vòng 6-8 tháng nữa. Hiện tại, tôi cũng đã chuẩn bị các giáo án, bài tập rất chi tiết để có thể giúp Tài hồi phục nhanh nhất, lấy lại phong độ sớm nhất. Tài có cơ địa tốt nên tôi hy vọng rằng quá trình hồi phục sẽ diễn ra suôn sẻ, thuận lợi".Hơn 150 nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư
Thời gian qua, cử tri nhiều địa phương như Bình Phước, An Giang, Đồng Nai, TP.HCM… đã gửi tới Bộ Tài chính đề nghị làm rõ sự cần thiết của việc yêu cầu mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe gắn máy nhằm tránh lãng phí; xem xét điều chỉnh quy định về mua loại bảo hiểm này theo hướng tự nguyện thay cho bắt buộc.Hồi đáp đề nghị của cử tri tỉnh Bình Phước mới đây, Bộ Tài chính vẫn đưa ra nhiều lập luận khẳng định sự cần thiết duy trì loại hình bảo hiểm này. Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ bồi thường bảo hiểm, chi trả hỗ trợ nhân đạo, đảm bảo việc bồi thường bảo hiểm diễn ra nhanh chóng, đúng quy định, tránh trục lợi bảo hiểm.Trao đổi với Thanh Niên, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, phân tích thực tế có nhiều lý do khiến người sử dụng phương tiện giao thông không thiết tha với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe gắn máy.Cụ thể hiện nay chưa có thủ tục cũng như cơ chế bắt buộc định kỳ chủ phương tiện phải mua loại bảo hiểm này giống như thủ tục đăng ký đăng kiểm của xe ô tô. Bởi vậy, chủ phương tiện không có động lực cũng như áp lực phải đi mua loại bảo hiểm này."Nhiều người mua một vài lần, không bị tai nạn nên không được nhận chế độ quyền lợi bảo hiểm, cảm thấy mua chỉ mất tiền, bởi vậy sau đó không mua nữa mà không biết rõ ý nghĩa của loại bảo hiểm này như thế nào.Ngoài ra, một số trường hợp mua của những người lừa đảo bán bảo hiểm giả, khi sự việc xảy ra không thanh toán được dẫn đến bức xúc, từ đó không mua nữa. Cũng có trường hợp gặp khó khăn, phiền hà khi thực hiện các thủ tục hưởng các quyền lợi chế độ bảo hiểm khi vụ việc tai nạn xảy ra nên có những phản ứng tiêu cực với loại bảo hiểm này", ông Cường nói. Theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), số liệu cập nhật mới nhất từ báo cáo của các doanh nghiệp bảo hiểm cho thấy, 11 tháng năm 2024, tổng doanh thu bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự là 736,9 tỉ đồng; ước tính chi phí bồi thường là 28,5 tỉ đồng. Tỷ lệ bồi thường chỉ khoảng là 4%.Chuyên gia tài chính Nguyễn Ngọc Tú phân tích, so với các loại hình bảo hiểm khác, tỷ lệ bồi thường của bảo hiểm xe máy hiện nay là quá thấp, gần như chính sách không phát huy tác dụng. "Với mỗi người, số tiền chi ra để mua bảo hiểm xe máy không lớn nhưng với hàng chục triệu xe máy, số tiền cả nước thu về rất lớn. Đề xuất nên bỏ bảo hiểm xe máy bắt buộc cho dân được nhờ, giảm phiền hà cho người dân, ai thấy cần thiết thì mua", ông Tú nói.Theo ông Cường, trước đây, khi điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, khả năng bồi thường thiệt hại của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy rất hạn chế. Việc quy định bắt buộc loại bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho chủ xe cơ giới là cần thiết để kịp thời khắc phục hậu quả thiệt hại khi tai nạn giao thông xảy ra.Tuy nhiên, đến nay, điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, với những vụ tai nạn giao thông ở mức độ ít nghiêm trọng, hòa giải thỏa thuận rất nhanh chóng. Mức tiền bảo hiểm trong các vụ tai nạn như vậy không nhiều, thủ tục thanh toán phức tạp nên rất ít nạn nhân nhận được tiền bảo hiểm trong quá trình điều trị hoặc khi sự việc mới xảy ra. "Thường thì khi nhận được tiền bảo hiểm, sự việc đã được giải quyết xong nên mất đi tính kịp thời và ý nghĩa của loại hình bảo hiểm này", ông Cường nói.Trong trường hợp tai nạn giao thông mà đến mức hậu quả nghiêm trọng là thiệt hại tính mạng của nạn nhân, hoặc thương tích 61% trở lên, hoặc thiệt hại tài sản từ 100 triệu đồng trở lên, vị luật sư cho biết, người vi phạm, gây tai nạn sẽ bị xử lý hình sự. Khi đó, việc bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả là trách nhiệm pháp lý mà không cần phải có thêm cơ chế từ bảo hiểm.Bày tỏ quan điểm đã tới lúc nên xem xét chuyển bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe gắn máy sang hình thức tự nguyện, ông Cường nhấn mạnh: "Các số liệu thống kê cho thấy, số tiền chi trả cho người được hưởng bảo hiểm chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với số tiền thu được. Nếu không điều chỉnh tỷ trọng này hoặc không chuyển sang thành loại hình bảo hiểm tự nguyện thì tính bất hợp lý ở loại bảo hiểm này vẫn tiếp tục tồn tại".
Ra mắt Football Pro VTC, game bóng đá muốn gia nhập eSport
Ngày 2.1.2025, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa chỉ đạo Sở Y tế tỉnh này khẩn trương thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với viên chức thuộc các đơn vị trong ngành, đồng thời báo cáo kết quả lên UBND tỉnh Cà Mau trong tháng 2.2025.Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cũng chỉ đạo nêu rõ cần tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm túc đối với tập thể, cá nhân có sai phạm trong việc chi trả phụ cấp ưu đãi nghề cho các đối tượng không đúng quy định.Đối với những trường hợp đủ điều kiện được hưởng phụ cấp nhưng chưa nhận, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu rà soát từng trường hợp cụ thể, tổng hợp và đề xuất các cơ quan chức năng giải quyết đúng quy định, bảo đảm quyền lợi người lao động, tránh bỏ sót. Đồng thời, kiểm điểm và rút kinh nghiệm đối với tập thể, cá nhân chậm trễ trong việc đề xuất và giải quyết chính sách phụ cấp ưu đãi nghề theo quy định. Trước đó, như Thanh Niên thông tin, qua rà soát, Sở Y tế Cà Mau xác định có 122 viên chức thực hiện nhiệm vụ đúng theo vị trí việc làm, đồng thời tham gia thêm (kiệm nhiệm) công tác chuyên môn y tế, đủ điều kiện được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề 40% (và bổ sung thêm 60% trong năm có dịch Covid-19). Trong đó có 21 trường hợp bị cắt giảm ưu đãi nghề từ 40% xuống còn 20%. Từ kết quả trên, Sở Y tế Cà Mau đề xuất UBND tỉnh Cà Mau chi trả bổ sung trợ cấp ưu đãi nghề cho 21 viên chức đã bị cắt giảm, tổng số tiền dự kiến chi trả bổ sung gần 2 tỉ đồng. Trong đó, hơn 235 triệu đồng bổ sung cho phần 20% ưu đãi nghề đã bị cắt giảm và 1,7 tỉ đồng phần phụ cấp bổ sung 60% trong giai đoạn dịch Covid-19 cho nhân viên y tế.Tuy nhiên, hiện nhiều viên chức trên cho rằng việc cắt giảm cơ học như trên chưa phù hợp, vì họ được giao phụ trách, hoặc làm các vị trí ở bộ phận hành chính, kế toán, tổng hợp nhưng vẫn kiêm nhiệm các công việc chuyên môn về y tế ở tuyến cơ sở.
Bộ GD-ĐT vừa có văn bản gửi các sở GD-ĐT, yêu cầu tổ chức lựa chọn và sớm công bố môn thi hoặc bài thi thứ ba vào lớp 10 theo quy định để tạo thuận lợi cho học sinh trong việc học tập hoàn thành chương trình và ôn tập, chuẩn bị tốt các điều kiện, tạo tâm lý sẵn sàng dự thi đạt kết quả tốt.Lý giải với PV Thanh Niên về quy định "không chọn cùng một môn thi thứ ba quá 3 năm liên tiếp", ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), phân tích: "Yêu cầu của đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT là giáo dục toàn diện trong giai đoạn giáo dục cơ bản. Vì vậy, trách nhiệm của các nhà trường khi dạy học ở cấp THCS là làm sao cho học sinh được học một cách toàn diện, được trang bị đầy đủ kiến thức phổ thông cơ bản làm nền tảng cho các em học tiếp các bậc cao hơn và định hướng nghề nghiệp tốt".Theo ông Thành, nếu chúng ta quy định môn thứ ba là cố định thì muốn hay không học sinh từ khi bắt đầu vào lớp 6 đã phải rất chăm chú, tập trung cho môn sẽ thi. Điều này ảnh hưởng đến thời gian và chất lượng học tập các môn học khác, dẫn tới học sinh học không được toàn diện, thiệt thòi trong việc tích lũy kiến thức, phát triển năng lực của bản thân để học lên các bậc học cao hơn, cũng như tham gia vào thị trường lao động sau này."Chẳng hạn, nếu như quy định ba môn toán, văn và tiếng Anh, các em học sinh sẽ chỉ tập trung vào 3 môn thi này, không dành thời gian cho các môn học khác về lịch sử, địa lý, tự nhiên, dẫn tới học sinh không được trang bị đầy đủ các kiến thức tự nhiên, xã hội để học lên các cấp học trên...", ông Thành dẫn chứng.Đề cập đến quy định môn thi hoặc bài thi thứ ba được công bố sau khi kết thúc học kỳ 1 nhưng không muộn hơn ngày 31.3 hàng năm, Vụ trưởng Nguyễn Xuân Thành cho biết, quy định này nhằm cân đối cho các em học sinh tập trung hoàn thành tất cả các môn học theo chương trình, nhưng vẫn có đủ thời gian để ôn luyện, chuẩn bị cả về kiến thức, tâm lý cho các môn dự thi. Đồng thời, đảm bảo cân đối, công bằng giữa tất cả các địa phương trên cả nước để học sinh học tập và ôn thi.
Thi công không tái lập mặt đường
Trong phiên giao dịch đầu tuần, giá heo hơi khu vực các tỉnh thành phía bắc dao động trong khoảng 68.000 - 71.000 đồng/kg. Trong đó, hai địa phương Bắc Giang, Hà Nội vẫn duy trì giá heo hơi cao nhất khu vực với 71.000 đồng/kg. Tại Lào Cai, giá heo hơi cũng được điều chỉnh tăng 1.000 đồng/kg, đạt 68.000 đồng/kg nhưng vẫn là nơi có giá heo thấp nhất khu vực. Tại khu vực miền Trung - Tây nguyên, giá heo hơi tiếp tục duy trì mức giá cao sau tết, dao động trong khoảng 67.000 - 71.000 đồng/kg. Trong đó, Khánh Hòa là địa phương có giá thấp nhất cả nước với 67.000 đồng/kg. Ngược lại, Bình Thuận có giá heo hơi cao nhất khu vực với 71.000 đồng/kg.Tại các tỉnh, thành phía nam, giá heo hơi hôm nay vẫn giữ mức chênh lệch cao so với các vùng khác trên cả nước. Hiện giá heo hơi khu vực này duy trì từ 69.000 - 72.000 đồng/kg. Trong đó, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu là địa phương có giá heo hơi cao nhất cả nước với 72.000 đồng/kg. Ngược lại, Bạc Liêu, Trà Vinh, Kiên Giang, Vĩnh Long có giá heo hơi thấp nhất khu vực với 69.000 đồng/kg.Hiện giá heo hơi bình quân trên cả nước đạt gần 70.000 đồng/kg, cao hơn 16.000 đồng/kg so với giá heo Trung Quốc. Mức giá này đang mang lại lợi nhuận hấp dẫn cho các công ty chăn nuôi và nông hộ. Theo Cục Chăn nuôi, giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi tháng 1.2025 đạt 383 triệu USD, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, giá trị nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 120 triệu USD, tăng 47%; giá trị nhập khẩu của thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 186 triệu USD, tăng 34,9%.